MassageX-Tin
Già Làng Massage
- X Points
- 0
NHNN rút về hơn 110.000 tỷ đồng trước khi tăng lãi suất
Từ trước khi tăng lãi suất điều hành, NHNN đã áp dụng các chính sách tiền tệ mang tính thắt chặt nhằm giảm cung tiền trong nền kinh tế để kiểm soát lạm phát và tỷ giá.
zingnews.vn
Từ trước khi tăng lãi suất điều hành, NHNN đã áp dụng các chính sách tiền tệ mang tính thắt chặt nhằm giảm cung tiền trong nền kinh tế để kiểm soát lạm phát và tỷ giá.
Ngân hàng Nhà nước đã rút hơn 110.000 tỷ đồng khỏi thị trường thông qua hoạt động bán tín phiếu kỳ hạn 7 và 14 ngày. Ảnh: Chí Hùng.
Không lâu sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ra quyết định tăng lãi suất điều hành thêm 0,75 điểm % lần thứ ba liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng có động thái tương tự với việc tăng 1 điểm % hầu hết mức lãi suất điều hành.
Đây là lần điều chỉnh lãi suất điều hành đầu tiên của NHNN trong hai năm gần nhất và là lần tăng lãi suất đầu tiên kể từ năm 2016.
Tuy nhiên, trước khi tăng lãi suất điều hành, cơ quan quản lý tiền tệ Việt Nam đã phát đi nhiều tín hiệu và chính sách mang tính thắt chặt nhằm kiểm soát tình trạng lạm phát và ổn định tỷ giá USD/VNĐ trên thị trường.
Ồ ạt rút tiền khỏi thị trường
Một trong những công cụ được NHNN sử dụng nhiều nhất và mạnh nhất trong giai đoạn biến động vừa qua là mua/bán tín phiếu trên thị trường mở. Hoạt động này giúp cơ quan quản lý điều tiết được lượng tiền Đồng đang lưu hành trên thị trường, từ đó làm tăng/giảm cung tiền.
Đáng chú ý, chỉ trong 7 ngày làm việc trước đợt tăng lãi suất điều hành kể trên, NHNN đã thực hiện bán tín phiếu kỳ hạn 7 và 14 ngày với giá trị lên tới 110.400 tỷ đồng. Giao dịch này đồng nghĩa với việc NHNN đã rút về lượng tiền Đồng tương ứng với giá trị tín phiếu đã bán ra chỉ trong thời gian ngắn.
Ở chiều ngược lại, NHNN vẫn thực hiện mua tín phiếu kỳ hạn ngắn với giá trị bình quân gần 1.000 tỷ đồng/phiên để hỗ trợ thanh khoản cục bộ cho một số tổ chức tín dụng.
Đáng chú ý, trong nửa đầu tháng 9, NHNN vẫn thực hiện bơm tiền Đồng ra ngoài thông qua thị trường mở với giá trị xấp xỉ 66.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngay khi ghi nhận những biến động trên thị trường tiền tệ quốc tế và trong nước, NHNN đã một lần nữa đảo chiều dòng tiền trên thị trường tín phiếu.
Ngoài ra, việc lãi suất tín phiếu NHNN bán ra tăng từ 4%/năm lên 4,5%/năm cũng cho thấy quyết tâm giảm khối lượng tiền Đồng trong hệ thống ngân hàng thương mại của cơ quan quản lý. Trong đó, NHNN chấp nhận trả mức lãi suất cao hơn để các ngân hàng thương mại dùng tiền Đồng mua lại tín phiếu kỳ hạn.
Với việc áp lực lạm phát và tỷ giá gia tăng khi Fed tăng lãi suất, việc NHNN rút về lượng lớn tiền Đồng trong hệ thống ngân hàng sẽ làm giảm khả năng cung ứng tín dụng của các ngân hàng, từ đó làm giảm vòng quay tiền. Chính sách này có mục tiêu trực tiếp là giảm tỷ lệ lạm phát.
Ngoài ra, việc giảm khối lượng tiền Đồng trong hệ thống ngân hàng cũng giúp lãi suất cho vay VNĐ trên kênh liên ngân hàng duy trì ở mức cao hơn nhiều so với lãi suất vay USD (trên 5% so với trên 2%). Điều này làm hạn chế nhu cầu nắm giữ USD từ các ngân hàng thương mại, qua đó tác động hạ nhiệt tỷ giá gián tiếp trên thị trường.
Không còn nới lỏng chính sách tiền tệ
Trước đó, ông Trần Ngọc Báu, Founder & CEO WiGroup, cho biết dù NHNN có tăng lãi suất điều hành hay không, nhà điều hành tiền tệ Việt Nam đã không duy trì chính sách nới lỏng như trước.
Ông Báu cho biết những chính sách thắt chặt thị trường tiền tệ của NHNN không chỉ đến từ việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức 14% mà còn bao gồm việc điều tiết thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại thông qua đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở (OMO).
Đây là nguyên nhân chính khiến lãi suất VNĐ trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã tăng từ khoảng 0,3-0,5%/năm hồi tháng 7 lên trên 5%/năm hiện nay.
“Đây cũng là một trong những cách để thăm dò thị trường về việc tăng lãi suất điều hành, đồng thời chưa đưa ra khẳng định chính sách thắt chặt tiền tệ nào cụ thể”, ông Báu nhận định.
Tuy nhiên, CEO WiGroup cho rằng NHNN sẽ sớm quay trở lại với chu kỳ nới lỏng để phục hồi kinh tế. Ông Báu dự báo hai giai đoạn trong chính sách điều hành tiền tệ của Việt Nam bao gồm: Giai đoạn 1 (từ quý II kéo dài đến cuối quý IV/2022), NHNN sẽ thắt chặt ở thị trường 2 (liên ngân hàng) để ổn định tỷ giá, nhưng vẫn chủ động ghìm đà tăng lãi suất thị trường 1 (ngân hàng với cư dân). Thời gian này chủ yếu để chờ lạm phát ở Mỹ tạo đỉnh, áp lực tăng lãi suất Fed giảm và áp lực dòng chảy vốn giữa trong nước, thế giới giảm.
Ở giai đoạn 2 (từ cuối quý IV/2022 trở đi), áp lực tăng trưởng kinh tế năm 2023 là một bài toán khó khi các nền kinh tế lớn đều đứng trước ngưỡng cửa suy giảm tăng trưởng. Khi đó, Fed có thể phải quay trở lại với chu kỳ nới lỏng và điều này sẽ thúc đẩy NHNN sớm quay về với các chính sách nới lỏng.
Từ trước khi tăng lãi suất điều hành, NHNN đã áp dụng các chính sách tiền tệ mang tính thắt chặt nhằm giảm cung tiền trong nền kinh tế để kiểm soát lạm phát và tỷ giá.
Từ trước khi tăng lãi suất điều hành, NHNN đã áp dụng các chính sách tiền tệ mang tính thắt chặt nhằm giảm cung tiền trong nền kinh tế để kiểm soát lạm phát và tỷ giá.
Ngân hàng Nhà nước đã rút hơn 110.000 tỷ đồng khỏi thị trường thông qua hoạt động bán tín phiếu kỳ hạn 7 và 14 ngày. Ảnh: Chí Hùng.
|
Ngân hàng Nhà nước đã rút hơn 110.000 tỷ đồng khỏi thị trường thông qua hoạt động bán tín phiếu kỳ hạn 7 và 14 ngày. Ảnh: Chí Hùng. |
Đây là lần điều chỉnh lãi suất điều hành đầu tiên của NHNN trong hai năm gần nhất và là lần tăng lãi suất đầu tiên kể từ năm 2016.
Tuy nhiên, trước khi tăng lãi suất điều hành, cơ quan quản lý tiền tệ Việt Nam đã phát đi nhiều tín hiệu và chính sách mang tính thắt chặt nhằm kiểm soát tình trạng lạm phát và ổn định tỷ giá USD/VNĐ trên thị trường.
Ồ ạt rút tiền khỏi thị trường
Một trong những công cụ được NHNN sử dụng nhiều nhất và mạnh nhất trong giai đoạn biến động vừa qua là mua/bán tín phiếu trên thị trường mở. Hoạt động này giúp cơ quan quản lý điều tiết được lượng tiền Đồng đang lưu hành trên thị trường, từ đó làm tăng/giảm cung tiền.
Đáng chú ý, chỉ trong 7 ngày làm việc trước đợt tăng lãi suất điều hành kể trên, NHNN đã thực hiện bán tín phiếu kỳ hạn 7 và 14 ngày với giá trị lên tới 110.400 tỷ đồng. Giao dịch này đồng nghĩa với việc NHNN đã rút về lượng tiền Đồng tương ứng với giá trị tín phiếu đã bán ra chỉ trong thời gian ngắn.
Ở chiều ngược lại, NHNN vẫn thực hiện mua tín phiếu kỳ hạn ngắn với giá trị bình quân gần 1.000 tỷ đồng/phiên để hỗ trợ thanh khoản cục bộ cho một số tổ chức tín dụng.
Đáng chú ý, trong nửa đầu tháng 9, NHNN vẫn thực hiện bơm tiền Đồng ra ngoài thông qua thị trường mở với giá trị xấp xỉ 66.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngay khi ghi nhận những biến động trên thị trường tiền tệ quốc tế và trong nước, NHNN đã một lần nữa đảo chiều dòng tiền trên thị trường tín phiếu.
Ngoài ra, việc lãi suất tín phiếu NHNN bán ra tăng từ 4%/năm lên 4,5%/năm cũng cho thấy quyết tâm giảm khối lượng tiền Đồng trong hệ thống ngân hàng thương mại của cơ quan quản lý. Trong đó, NHNN chấp nhận trả mức lãi suất cao hơn để các ngân hàng thương mại dùng tiền Đồng mua lại tín phiếu kỳ hạn.
Với việc áp lực lạm phát và tỷ giá gia tăng khi Fed tăng lãi suất, việc NHNN rút về lượng lớn tiền Đồng trong hệ thống ngân hàng sẽ làm giảm khả năng cung ứng tín dụng của các ngân hàng, từ đó làm giảm vòng quay tiền. Chính sách này có mục tiêu trực tiếp là giảm tỷ lệ lạm phát.
Ngoài ra, việc giảm khối lượng tiền Đồng trong hệ thống ngân hàng cũng giúp lãi suất cho vay VNĐ trên kênh liên ngân hàng duy trì ở mức cao hơn nhiều so với lãi suất vay USD (trên 5% so với trên 2%). Điều này làm hạn chế nhu cầu nắm giữ USD từ các ngân hàng thương mại, qua đó tác động hạ nhiệt tỷ giá gián tiếp trên thị trường.
Không còn nới lỏng chính sách tiền tệ
Trước đó, ông Trần Ngọc Báu, Founder & CEO WiGroup, cho biết dù NHNN có tăng lãi suất điều hành hay không, nhà điều hành tiền tệ Việt Nam đã không duy trì chính sách nới lỏng như trước.
Ông Báu cho biết những chính sách thắt chặt thị trường tiền tệ của NHNN không chỉ đến từ việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức 14% mà còn bao gồm việc điều tiết thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại thông qua đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở (OMO).
Đây là nguyên nhân chính khiến lãi suất VNĐ trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã tăng từ khoảng 0,3-0,5%/năm hồi tháng 7 lên trên 5%/năm hiện nay.
“Đây cũng là một trong những cách để thăm dò thị trường về việc tăng lãi suất điều hành, đồng thời chưa đưa ra khẳng định chính sách thắt chặt tiền tệ nào cụ thể”, ông Báu nhận định.
Tuy nhiên, CEO WiGroup cho rằng NHNN sẽ sớm quay trở lại với chu kỳ nới lỏng để phục hồi kinh tế. Ông Báu dự báo hai giai đoạn trong chính sách điều hành tiền tệ của Việt Nam bao gồm: Giai đoạn 1 (từ quý II kéo dài đến cuối quý IV/2022), NHNN sẽ thắt chặt ở thị trường 2 (liên ngân hàng) để ổn định tỷ giá, nhưng vẫn chủ động ghìm đà tăng lãi suất thị trường 1 (ngân hàng với cư dân). Thời gian này chủ yếu để chờ lạm phát ở Mỹ tạo đỉnh, áp lực tăng lãi suất Fed giảm và áp lực dòng chảy vốn giữa trong nước, thế giới giảm.
Ở giai đoạn 2 (từ cuối quý IV/2022 trở đi), áp lực tăng trưởng kinh tế năm 2023 là một bài toán khó khi các nền kinh tế lớn đều đứng trước ngưỡng cửa suy giảm tăng trưởng. Khi đó, Fed có thể phải quay trở lại với chu kỳ nới lỏng và điều này sẽ thúc đẩy NHNN sớm quay về với các chính sách nới lỏng.