MassageX-Tin
Già Làng Massage
- X Points
- 0
Mặc dù doanh thu tăng nhưng do giá vốn tăng mạnh, lên tới 225.448 tỷ đồng, khiến cho lợi nhuận gộp của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) lỗ hơn 4.200 tỷ đồng.
Thực tế này khiến kết quả hoạt động kinh doanh nếu trừ đi chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, EVN ghi nhận lỗ 12.767 tỷ đồng và lỗ sau thuế là 16.586 tỷ đồng. Những số liệu trên vừa được EVN công bố đang khiến nhiều người lo ngại giá điện sẽ tăng trong thời gian tới.
Công nhân EVN kiểm tra công tơ điện
Cũng trong thông báo chính thức của EVN có thể thấy, nguyên nhân không nhỏ của khoản lỗ lớn này của DN xuất phát từ việc giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện như than, dầu, khí tăng đột biến từ đầu năm đến nay. Điều này làm chi phí sản xuất điện của EVN tăng rất cao.
Nguyên nhân không nhỏ của khoản lỗ lớn này được DN trích dẫn xuất phát từ việc giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện như than, dầu, khí tăng đột biến từ đầu năm đến nay khiến chi phí sản xuất điện của EVN tăng rất cao. Theo tính toán giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 đã lên mức 1.915,59 đồng/kWh. Mức này cao hơn 2,74% so với giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng từ năm 2019, là 1.844,64 đồng/kWh.
Giá bán lẻ điện bình quân 2022 chưa gồm các khoản chênh lệch tỷ giá hợp đồng mua bán điện còn lại trong 3 năm 2019 - 2021 của các đơn vị phát điện. Trong khi đó, tính chung 8 tháng, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 181,92 tỷ kWh, tăng 5% so với cùng kỳ 2021. Sản lượng điện sản xuất và chi phí sản xuất điện tăng theo tỷ lệ thuận.
Trước đó, trong báo cáo tình hình kinh tế thương mại từ đầu năm đến nay của Bộ Công Thương, bình quân giá than trộn của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc trong 6 tháng đầu năm đã tăng 63% so cùng kỳ. Giá than nhập khẩu cũng tăng hơn gấp đôi, lên 304,8 USD/tấn. Dầu thô Brent lên 104,4 USD/thùng, gấp gần 2,5 lần so cùng kỳ năm ngoái.
Điều này cho thấy giá điện đang đứng trước áp lực rất lớn. Về lý thuyết kinh doanh, khoản lỗ này sẽ được tính toán để đưa vào giá bán để bảo đảm lợi nhuận cho DN. Tuy nhiên, nếu giá điện tăng, dù ở bất kỳ kịch bản nào cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế đang chỉ mới ghi nhận những dấu hiệu phục hồi, người dân và cộng đồng DN đang còn không ít khó khăn sau hơn 2 năm ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Cùng với đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP đề ra trong năm 2022 là 7% một yêu cầu cấp thiết là phải bảo đảm ổn định những nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng của nền kinh tế trong đó có điện. Yêu cầu này đòi hỏi cùng với nỗ lực của chính phủ, các bộ ngành, địa phương, ngành điện cũng cần có những giải pháp tích cực tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, đổi mới phương thức quản lý, vận hành.
Trước mắt, có thể bằng những nỗ lực, sự điều hành quyết liệt, giá điện trong năm nay có thể chưa tăng. Nhưng thực tế, việc quá phụ thuộc vào thủy điện, điện than phải tính toán lại sớm. Cùng với đó cũng cần tính đến xu hướng tăng giá của các loại hình năng lượng truyền thống như than, khí để có giải pháp khai thác nguồn năng lượng bền vững hơn, đặc biệt là năng lượng tái tạo; xây dựng hệ thống chính sách khuyến khích các nguồn đầu tư vào năng lượng…
Một điều quan trọng hơn đó là trong khó khăn chung của nền kinh tế, cũng cần thấy rõ đây là cơ hội để khắc phục những vấn đề tồn tại nhiều năm qua của ngành điện những năm qua như đầu tư dàn trải, vấn đề lãng phí trong quản lý, vận hành. Quan trọng nhất là kiểm soát việc đầu tư tại các địa phương nhiều hơn.
Thực tế này khiến kết quả hoạt động kinh doanh nếu trừ đi chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, EVN ghi nhận lỗ 12.767 tỷ đồng và lỗ sau thuế là 16.586 tỷ đồng. Những số liệu trên vừa được EVN công bố đang khiến nhiều người lo ngại giá điện sẽ tăng trong thời gian tới.
Công nhân EVN kiểm tra công tơ điện
Cũng trong thông báo chính thức của EVN có thể thấy, nguyên nhân không nhỏ của khoản lỗ lớn này của DN xuất phát từ việc giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện như than, dầu, khí tăng đột biến từ đầu năm đến nay. Điều này làm chi phí sản xuất điện của EVN tăng rất cao.
Nguyên nhân không nhỏ của khoản lỗ lớn này được DN trích dẫn xuất phát từ việc giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện như than, dầu, khí tăng đột biến từ đầu năm đến nay khiến chi phí sản xuất điện của EVN tăng rất cao. Theo tính toán giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 đã lên mức 1.915,59 đồng/kWh. Mức này cao hơn 2,74% so với giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng từ năm 2019, là 1.844,64 đồng/kWh.
Giá bán lẻ điện bình quân 2022 chưa gồm các khoản chênh lệch tỷ giá hợp đồng mua bán điện còn lại trong 3 năm 2019 - 2021 của các đơn vị phát điện. Trong khi đó, tính chung 8 tháng, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 181,92 tỷ kWh, tăng 5% so với cùng kỳ 2021. Sản lượng điện sản xuất và chi phí sản xuất điện tăng theo tỷ lệ thuận.
Trước đó, trong báo cáo tình hình kinh tế thương mại từ đầu năm đến nay của Bộ Công Thương, bình quân giá than trộn của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc trong 6 tháng đầu năm đã tăng 63% so cùng kỳ. Giá than nhập khẩu cũng tăng hơn gấp đôi, lên 304,8 USD/tấn. Dầu thô Brent lên 104,4 USD/thùng, gấp gần 2,5 lần so cùng kỳ năm ngoái.
Điều này cho thấy giá điện đang đứng trước áp lực rất lớn. Về lý thuyết kinh doanh, khoản lỗ này sẽ được tính toán để đưa vào giá bán để bảo đảm lợi nhuận cho DN. Tuy nhiên, nếu giá điện tăng, dù ở bất kỳ kịch bản nào cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế đang chỉ mới ghi nhận những dấu hiệu phục hồi, người dân và cộng đồng DN đang còn không ít khó khăn sau hơn 2 năm ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Cùng với đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP đề ra trong năm 2022 là 7% một yêu cầu cấp thiết là phải bảo đảm ổn định những nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng của nền kinh tế trong đó có điện. Yêu cầu này đòi hỏi cùng với nỗ lực của chính phủ, các bộ ngành, địa phương, ngành điện cũng cần có những giải pháp tích cực tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, đổi mới phương thức quản lý, vận hành.
Trước mắt, có thể bằng những nỗ lực, sự điều hành quyết liệt, giá điện trong năm nay có thể chưa tăng. Nhưng thực tế, việc quá phụ thuộc vào thủy điện, điện than phải tính toán lại sớm. Cùng với đó cũng cần tính đến xu hướng tăng giá của các loại hình năng lượng truyền thống như than, khí để có giải pháp khai thác nguồn năng lượng bền vững hơn, đặc biệt là năng lượng tái tạo; xây dựng hệ thống chính sách khuyến khích các nguồn đầu tư vào năng lượng…
Một điều quan trọng hơn đó là trong khó khăn chung của nền kinh tế, cũng cần thấy rõ đây là cơ hội để khắc phục những vấn đề tồn tại nhiều năm qua của ngành điện những năm qua như đầu tư dàn trải, vấn đề lãng phí trong quản lý, vận hành. Quan trọng nhất là kiểm soát việc đầu tư tại các địa phương nhiều hơn.