Phương án khắc phục vừa được Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM (TCIP) đưa ra, sau 10 ngày phát hiện sự cố đứt cáp cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh khiến nhịp chính công trình bị võng xuống, kèm nhiều vết nứt. Cáp dự ứng lực là những bó dây trợ lực, hỗ trợ kết nối các khối bêtông với nhau, sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng, giúp giảm tác động từ bên ngoài.
Theo đó, trước khi khôi phục hệ thống cáp ngầm, giữa các trụ của nhịp chính cầu sẽ được giằng tạm bằng các đường cáp khác. Giai đoạn đầu, đơn vị thi công làm mương chứa cáp bằng bêtông rồi lắp ống chứa cáp trong một ống bảo vệ khác. Sau đó, sẽ căng cáp và bơm bêtông lấp đầy lòng ống rồi lắp đặt các tấm nắp đậy nhằm bao bọc đường ống chứa cáp.
Giai đoạn hai, các đơn vị sửa chữa toàn bộ mặt cầu, bao gồm lan can, khe co giãn...; lắp đặt hệ thống chiếu sáng, thoát nước. Tuy nhiên, các phương án trên vẫn chờ xem xét, đánh giá từ các bên liên quan trước khi thống nhất triển khai.
Kết cấu nhịp chính cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh trước đó được thiết kế với 4 bó cáp dự ứng lực đặt trong ống nhôm, bên ngoài bảo vệ bằng lớp vữa và ống nhựa, đường kính 200 mm, nằm ở độ sâu 1,8-1,9 m. Mỗi bó cáp đặt trong mương bêtông cốt thép, phía trên che bằng tấm đan bêtông.
Theo đó, trước khi khôi phục hệ thống cáp ngầm, giữa các trụ của nhịp chính cầu sẽ được giằng tạm bằng các đường cáp khác. Giai đoạn đầu, đơn vị thi công làm mương chứa cáp bằng bêtông rồi lắp ống chứa cáp trong một ống bảo vệ khác. Sau đó, sẽ căng cáp và bơm bêtông lấp đầy lòng ống rồi lắp đặt các tấm nắp đậy nhằm bao bọc đường ống chứa cáp.
Giai đoạn hai, các đơn vị sửa chữa toàn bộ mặt cầu, bao gồm lan can, khe co giãn...; lắp đặt hệ thống chiếu sáng, thoát nước. Tuy nhiên, các phương án trên vẫn chờ xem xét, đánh giá từ các bên liên quan trước khi thống nhất triển khai.
Kết cấu nhịp chính cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh trước đó được thiết kế với 4 bó cáp dự ứng lực đặt trong ống nhôm, bên ngoài bảo vệ bằng lớp vữa và ống nhựa, đường kính 200 mm, nằm ở độ sâu 1,8-1,9 m. Mỗi bó cáp đặt trong mương bêtông cốt thép, phía trên che bằng tấm đan bêtông.
https://vnreview.vn/thread/de-xuat-cach-khac-phuc-su-co-o-cau-vuot-nguyen-huu-canh.70368744562933Thiết kế cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh. Đồ họa: Thanh Huyền
10 ngày trước, khi đào thăm dò, cơ quan chức năng phát hiện các bó cáp của cầu bị đứt tại nơi giao cắt với cống hộp của hệ thống thoát nước ở dự án sửa đường Nguyễn Hữu Cảnh cắt ngang. Đường cống này đã hoàn thành tháng 3 năm ngoái. Để bảo đảm an toàn, Sở Giao thông Vận tải thành phố đã cấm xe tải và ôtô trên 16 chỗ qua cầu vượt để chờ khắc phục sự cố.
Một chuyên gia chuyên ngành cầu đường thuộc Đại học Bách Khoa TP HCM, cho biết hệ thống cáp ở cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh có tác dụng là dây chằng cố định phần móng trước áp lực tải trọng phía trên. Đây cũng là phần quan trọng giúp công trình chịu lực. Tuy nhiên, với cách thiết kế này, nhiều rủi ro có thể xảy ra với hệ thống cáp vì rất dễ nhầm lẫn với những đường dây khác khi thi công ngầm các công trình điện, thoát nước, viễn thông... Trong đó, chỉ cần một bó cáp bị đứt cũng có thể ảnh hưởng đến kết cấu của công trình.
"Những bó cáp này giúp giằng lại và cố định chân cầu, nên nếu bị đứt mà vẫn khai thác dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khi cầu sẽ bị nghiêng dần trước tải trọng phía trên", ông nói và nhận định cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh xây trên nền đất yếu nên phần móng càng dễ bị trượt xuống.